Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

từ nguyên của "khăng", "săng"

Về mặt từ nguyên, thì "săng" có lẽ là một từ gốc Nam Á, ( có loại cây gọi là Săng lẻ ở Tây Nguyên?). Tiếng Mường có các từ chỉ gỗ như "kơn, gỗ, săng"[xem Nguyễn Văn Tài 2006: 225].
Từ điển "Chỉ Nam ngọc âm" thế kỷ XVI-XVII ghi: "MAO THỨ: tranh săng lợp qua" (26a), "LUÂN TÀI: thợ khéo chọn săng" (tr.34b), "MỘC TƯỢNG: tạc làm tượng săng" (44b), "ÁP MỘC: khéo tiện cây đầu nên săng"(63a).
Từ điển của A de RHodes ghi: "săng: gỗ, cây. Gỗ: cùng một nghĩa. săng cỏ: cây và cỏ. Blanh săng: tranh dùng để lợp nhà, nhưng không phải là rơm lúa" [tb1994: 201].

Sách "Lý hạng ca dao" thế kỷ XIX ghi: "đục đến chạm, chạm đến săng" (3b)

Từ nghĩa này nên mới có, "săng" là trỏ cái hòm bằng GỖ để chôn người chết,
kiểu như chữ "tầu sáu ván" của ta ngày nay.
Từ điển của A de RHodes ghi: "Săng: hòm, săng dùng để chôn người chết. Cái săng, cái quan: cùng một nghĩa. Áo săng: tấm vải phủ hòm, săng" [tb1994: 201].
Từ điển của Huình Tịnh Của cuối tkXIX ghi

"săng: hòm chôn người ta. Muốn ăn thì lăn vào bếp, muốn chết thì lết vào săng: muốn cho có mà ăn thì phải chịu khó nhọc"[tr.900]. Từ đển Tự Đức thánh chế cũng ghi nhận "cái săng" (q.IV, tr 19b)
"Việt Nam tự điển" của hội Khai trí Tiến Đức ghi cả hai nghĩa, trong đo có bổ sung một số ngữ liệu: "hàng săng chết bó chiếu" t.ng, "Bán hàng như bán hàng săng, ai mua thì bán chẳng rằng mời ai" cd. (1931: 485.)

Từ thế kỷ XV về trước, có lẽ từ SĂNG là một từ có tổ hợp phụ âm đầu,
đọc là *khlăng.
Cứ liệu để đi đến nhận định này là hai dạng chữ Nôm dùng thanh phù "lăng棱" và thanh phù "khang 康".
Lưu tích của nó hiện còn trong từ "khăng" (trò chơi của trẻ em, dùng các đoạn GỖ mà đánh). "Đánh khăng" là "đánh gỗ" vậy.
Phương ngữ Bình trị Thiên có săng (gỗ) [Võ Xuân Trang 1997: 264]

như vậy, câu "bật săng văng tiểu" nghĩa là "bật nắp quan tài và quật tiểu lên",
Câu này liên quan đến "văn hóa quật mả":), trong các cuộc chiến tranh, đều có hiện tượng này, Ví dụ như vua Trần Nhân Tông sau chiến thắng quân Nguyên về thăm lăng mộ, thái miếu đã từng thốt rằng: "xã tắc hai phen chồn ngựa đá" (ngựa ở lăng mộ). cái này cần khảo thêm các tư liệu ở Đại việt sử ký toàn thư và các bộ sử khác.
Hay việc nhà Nguyễn quật mả Quang Trung, Ngọc Hân,...
những việc như thế rất nhiều.

6 nhận xét:

  1. Tôi xin phép chép về blog từ nguyên. Cám ơn bác. Minh

    Trả lờiXóa
  2. Cách đây mấy hôm tôi cũng vừa giải thích "bật săng văng/quăng tiểu" cho một người bạn ^^

    Trả lờiXóa
  3. các cụ Khai Trí Tiến Đức cũng ghi thêm một vài ngữ liệu nữa.

    Trả lờiXóa
  4. các bác còn có ít dữ liệu nào nữa không?:D

    Trả lờiXóa